Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Mối quan hệ trăm năm Dương Cước- Truyền Tin

Không có sự bực bội gì cả, chỉ là tâm sự thôi, nhưng thời gian gần đây, khi mình hay ra Truyền Tin nghe được một số thông tin sau. Đại ý thế này:

1. Ôi, Dương Cước nhiều gái ấy mà, làng này hết con gái thì ra làng ấy mà chọn.

2. Kể có đến vài chục người làm dâu ở đây vừa có đạo, vừa sướng chứ lại không.
3. Gái bên đấy cũng ngoan, nói chung là tạm được.


Và nhiều những lời khác nữa, nhưng mình chỉ xin có mấy ý thế này thôi ạ.
.
1. Ô hay- từ bao giờ Dương Cước bị sỉ nhục thế vậy, ngày xưa bà cụ Ba Thái dạy bà cụ Lạm đọc câu thơ để nói vào mặt các cụ Đồng Quan Truyền Tin dám chê Dương Cước “Đồng Cống là Đồng Cống hèn/ Chốn ăn chốn ở như đèn nhà vua” cơ mà. Sao con cháu Dương cước làm dâu Truyền Tin mà không mở mồm ra nói cho được khi bị dân quê như nhau mỉa mai, nóng mặt: “làng này hết con gái thì ra làng ấy chọn”. À, thế ra con gái Dương Cước là hàng loại 2 à, hết trong đấy mới phải ra đây chọn à? May sao lúc ấy mình bình tĩnh, chứ không mình nhảy lên bổ mẹ nó vào mặt đứa nào nói câu ấy rồi.


2. Ngẫm cái sự thứ hai mới đau đời, ra là các chị em ở với bố mẹ rất khổ cực, ra đây vừa sung sướng lại vừa được ơn, thế cho nên phải cúi đầu xuống mà hầu hạ chồng, bố mẹ chồng, họ hàng hang hốc nhà chồng và luôn miệng cảm ơn bề trên? Hết cả chỗ nói, không biết có phải là do họ hàng hang hốc bên đó suốt ngày mai mối, coi Dương Cước là cái sân sau hay không, mà mình cảm thấy bị “tổn thương sâu sắc” thế. Cũng may thế hệ trai xinh gái đẹp sau mình, toàn tiêu chuẩn A, học hành gia thế đàng hoàng. Nên mấy thanh niên nông cạn muốn vơ bèo gạt tép ngoài đó, cứ mộng nhỏ dãi ra gối chứ làm sao dám động vào nổi.


3. Cùng trong một câu chuyện, đến cái thứ ba thì mình hết chịu nổi, buột miệng nói luôn: “À, ra là gái Dương Cước tương lai làm mẹ cả Truyền Tin đấy à”. Sau câu nói của mình, cả nhà đang háo hức bàn tán bỗng im bặt, thế là xong cái mộng đánh giá đánh dấm. Đúng quá đi ấy chứ, cứ lấy gái dương cước về làm dâu, đẻ ba năm hai đứa, chả có đến hai chục năm sau, gái Dương Cước làm mẹ hết thảy trai gái truyền tin chứ chả chơi à.

Suy cho cùng, thôn làng của mình, mình được quyền và có quyền bảo vệ, tự hào với tất cả giá trị đang có.
Trời ơi, sao người ta lại tiếc lời với quê hương nhỉ? Một giáo xứ cô độc một mình, thời cố Sơn người ta còn đấu cách khủng khiếp, thời Một Kiều Bác Trạch đóng bốt ở Trà Giang, rồi Dương Cước bị lấy làm tiền tiêu chống Cộng và sau này bị nền chuyên chính cực đoan gây trăm ngàn khó khăn giữa bốn bề cả lương lẫn giáo.
Việc giữ đạo đã khó khăn và giỏi lắm rồi, sức đâu nữa mà phát triển kịp bằng các anh em bên cạnh.
Vậy nên đừng bao giờ vì bất cứ lí do gì mà trong đầu mảy may có ý nghĩ coi thường thôn quê và con người Dương Cước.
Xin mượn lời bà Chuân ( con gái Đồng Quan làm dâu Dương Cước) đã mất để thay cho lời tâm sự đầy tính xây dựng và chan chứa niềm tự hào này: “Xứ mình ấy mà con, đâu có phải mình mình mà sống được thời ấy đâu con, ba bốn mình, năm sáu mình quây quần giúp đỡ bảo ban nhau mới vượt qua được đấy”.


HN, 23/2/2020

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

vài ý kiến về "hồi kí của một giám mục tập 3"

Tôi là người học sử, đứng trên lập trường khoa học mà nói, hồi kí là một dạng quan trọng của sử liệu. tất nhiên, độ chính xác hay tính đúng sai còn phụ thuộc vào trình độ người viết,và khả năng phê phán sử liệu của người tiếp cận chúng. 

Hồi kí mang trong nó hai nhiệm vụ chính, thứ nhất nó là phương tiện cho người viết thể hiện mình, bày tỏ nỗi niềm,thậm chí có thể dùng từ nặng nề hơn là biện minh. Tất nhiên, tôi không dám gán ghép bất kì cuốn sách nào mình đọc vào dạng này,cái đó còn tùy độc giả,nhưng chắc chắn có, hẳn nhiên là có. Trong một lần nói chuyện với thầy tôi ở đại học, thầy bảo thẳng thừng "ấy đấy, trận thành cổ Quảng Trị, mỗi ngày quân ta chết một đại đội (trên dưới 100 người) phải nói các bố nhà mình đánh quá kém, thế mà viết vào hồi kí,như thể ta giỏi lắm đây". Đấy là còn chưa kể đến chuyện, mượn tay bút người khác viết hồi kí cho mình vì mục đích chính trị (mời đọc hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh- phần Tố Hữu, và hồi kí Đèn Cù, Trần Đĩnh...)

Trên quan điểm người viết thì là như vậy, còn nơi người đọc hồi kí lại mang nhiệm vụ thứ hai, đó là chuyển tải thông tin sử liệu quan trọng, nội dung hồi kí có thể sai, nhưng vẫn cung cấp cho độc giả thông tin nào đó. Ví dụ, khi nhắc đến tiểu sử ông Hồ Chí Minh, có hay không chuyện ông ấy có hai vợ? Nếu thực tế ngược lại với sách vở, người tư duy lịch sử sẽ lập tức lật lại vấn đề,và có thể dễ dàng đưa đến một vài kết luận kiểu như " chế độ đó sùng bái và tuyệt đối hóa lãnh tụ", tức là cái đích đến không nằm nơi cuốn hồi kí, mà nằm nơi sự thật lịch sử.


bìa ngoài tập ba cuốn hồi kí của đức cha Phao Lô Lê Đắc Trọng.
Đọc hồi kí của đức cha Phao Lô cách nay 3 năm, lúc đầu còn là bản thảo trên mạng, sau đó qua một số nguồn, tôi có trong tay sách in. Sở dĩ tôi chọn tập ba để bàn luận vì nội dung của nó đề cập đến một loạt các vấn đề tôi quan tâm và có chút kiến thức như (cải cách ruộng đất, biến cố di cư...). 
Gía trị của cuốn hồi kí đã được một số báo nước ngoài khai thác và đăng lại nhiều lần, cá nhân tôi nhận xét, cuốn hồi kí mang trong nó giá trị to lớn về mặt tư liệu và nhận thức lịch sử,cách diễn giải, quan điểm xã hội...
Nhưng trên phương diện khoa học,với tư cách là người học sử và làm sử,tôi vẫn phải mổ xẻ nó ra, thường bị gọi là "bới lông tìm vết" để nói lên một số chỗ chưa thật hài lòng của mình về cuốn hồi kí. Tất nhiên trong tinh thần xây dựng và dựa trên lập luận khoa học,cũng chẳng dám mong vài lời dông dài viết ra được đón nhận.

Trước hết, hồi kí thường phải được đặt trong một chuỗi thời gian nhất định, đó có thể là hồi tưởng từ hiện tại đến quá khứ,nhưng tuyệt nhiên không lộn xộn,bởi hồi kí trở nên lộn xộn thì tư liệu được ghi chép lại rất khó có sự liên kết và móc nối với nhau, Ngay khi đọc tập 3 hồi kí, khó hình dung và xếp loại cho cuốn hồi kí này, đó là cuốn hồi kí về lịch sử địa phận Hà Nội? hay cuốn hồi kí về chính trị? Một cuốn hồi kí về tôn giáo? 



Không lẽ gì lại đưa chuyện thánh Ven và đại hội thanh niên công giáo Đông Dương vào ngay phần đầu tác phẩm, mà càng đọc về sau ta càng liên tưởng đến vô vàn chuyện chính trị, để đến gần cuối, khi viết về hội đồng giám mục đó gần như là cuốn hồi kí của "đạo công giáo". Cũng vậy,độc giả thật khó chịu khi biến cố di cư qua cuộc nói chuyện với đức cha Cương và cảnh phiêu bạt của các cha xứ lại được ghi chép sau sự kiện giáng sinh 1963? Không biết sau khi biên tập bản thảo, người biên tập có thay đổi vị trí các phần hay không, nhưng rõ ràng trong tương quan thời gian và bối cảnh, các tư liệu lịch sử đã bị sắp xếp một cách lộn xộn.
Thứ hai, đức cha Phao Lô là một giám mục, một số tư liệu được ghi lại dưới nhãn quan của ngài có thể chưa thật thuyết phục. Ví dụ, chuyện nhận định Pháp và Việt Minh chưa ai thắng ai đều đi đến hội nghị Gionevo và hội nghị kết thúc 20-7-1954, có thể coi là cái nhìn chưa đúng. Trên thực tế, bản thân Việt Minh giành phần thắng cơ bản, nhưng chuyện giải phóng toàn bộ lãnh thổ còn bị chi phối bởi Liên Xô ,Trung Quốc với Hoa Kì nên không thể nói vì hòa Pháp mà hai bên cùng đi đến gionevo trong tình trạng chưa ai thắng. Hay như chuyện "có trời mà tin" khi đức cha bàn về việc Pháp ra Hà Nội thay quân Tưởng giải giáp quân đội Nhật, ngài trung thực ghi lại dư luận dân chúng, nhưng kết luận thiếu khách quan khi chỉ trích "ông ta đi với ông tây" bởi thực tế chính phủ Việt Minh "không còn giải pháp nào hơn".
Thứ ba, trong làm sử điều đáng sợ hơn cả là đưa ra kết luận, dân gian thường có câu nhìn vậy mà không phải vậy, thế nhưng bắt gặp một số chỗ trong hồi kí đưa đến kết luận vội vàng và như "định hướng" người đọc có chủ ý. Chuyện tranh cãi trong hội đồng giám mục Việt Nam, hay như chuyện kết luận một số giám mục miền nam sau 1975 "lo bảo vệ vinh quang, hầu hết nhút nhát sợ sệt" thầm mơ ước chuyển vào vị trí cao sang. Nếu như tác giả hồi kí biết được một vài thông tin sau 1975, các giám mục miền nam sợ vị trí lãnh đạo giáo hội vào tay miền bắc- sống lâu năm dưới chế độ cộng sản, sợ một giáo hội quốc doanh, nên mới bàn nhau nắm vị thế cho kì được nhằm bảo vệ sự độc lập cho giáo hội thì kết luận của tác giả đã khác.
Cũng một chuyện, khi người cháu của ngài đọc được bản dịch cuốn dogme du communisme, và ngài cho rằng nó sợ hãi quá bỏ đi nam sau đó làm cho độc giả cảm giác chưa thật sự tin tưởng,và có cảm giác buồn cười. lẽ tất nhiên hồi kí viết ra trong dòng suy tưởng, theo ý nghĩ chứ không phải là lập luận gì đó quá cao siêu để không bị bắt bẻ, nhưng nhận định thì từ trong suy nghĩ cũng phải chính xác, bởi nhận thức quyết định hành động.

Một vài những đánh giá, bình luận mang tính chủ quan của cá nhân về một trong nhiều nội dung cuốn hồi kí đề cập đến, có lẽ thành công nhất của tác giả viết hồi kí là sử dụng được giọng văn cùng lối kể trung dung, không phê phán quá gay gắt nặng nề ai, không đề cao cá nhân, cá nhân trong hồi kí chỉ xuất hiện đơn giản như một nhân vật, rất lặng lẽ rồi mất hút nhẹ nhàng, đúng như lời tựa "nhẹ nhàng mà sâu lắng, âm thầm mà mãnh liệt, thoang thoảng mà thấm sâu, dù xa ta cũng khó mà quên được ngài"


                                                                                                     Thái Bình, 13-7-2017
                                                                                                        tác giả: Vũ Văn Vụ












Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

về " giọt nắng bên thềm" của Thanh Tùng

Một bài hát quen thuộc nào đó dễ dàng đi vào lòng người nghe có thể chỉ bởi ý tứ,cảm xúc được truyền tải trong đó. trải dài trong một bài,người nghe sẽ gặp một vài điểm nhấn,thường dâng lên cao trào trong điệp khúc,hay có khi ngập ngừng không dứt trong phần cuối bài. câu hát cứ ám ảnh mãi không thôi,nó không chỉ khiến ta day dứt trăn trở cùng nỗi niềm của người viết nên nó,mà còn mang tâm hồn nhạc sĩ đồng điệu với ta.
tôi không mấy thiện cảm với dòng nhạc nhẹ,chỉ yêu thích nhạc tiền chiến,vì tính nhạc lấp lửng,trong sáng,e thẹn,ấy thế nhưng giọt nắng bên thềm là một khám phá mới,câu hát nặng,không mấy u uẩn nhưng nó ám ảnh mãi,day dứt mãi :

"trả lại cho tôi,trả lại cho em,trả về hư không,giọt nắng bên thềm"
 



 

 

 
Cũng không rõ trong hoàn cảnh nào,mà nhạc sĩ Thanh Tùng viết bài hát,bởi ngay câu mở đầu ông -với nỗi niềm như muốn bộc lộ,khao khát ước vọng,thật thiết tha "hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi,chim vẫn hót sau vườn nhà tôi". hình như không có em,rất xin lỗi tác giả vì tôi cứ lầm tưởng suy đoán mà gán vào như vậy,hình như không có em thì hoa vẫn hồng và chim vẫn hót. tác giả ích kỉ thế sao???
 lối suy diễn cùng tâm trạng "giọt nắng bâng khuâng,giọt nắng rơi rơi bên thềm" thì ẩn ý này gần hé mở. có lẽ nên để bạn nghe nhạc cảm nhận.
 




cây sen đá

 
chỉ là ý kiến cá nhân,nhưng tôi nhìn ra nét giống nhau trong cách nói "lâu lắm rồi em không đến chơi,cây sen đá lá bạc như vôi",Trịnh Công Sơn trong thuở bống là người cũng nhẹ nhàng trách Hồng Nhung như vậy "bống đùa biển khơi,bống đùa núi đồi,bống đùa...đùa tôi..."
sen đá mà làm chi,vững chãi mà nặng nề như đá còn bạc đi,bạc đi cho sự vô tâm,mà tác giả không dám trách cứ,nó thật nhẹ nhàng,cảm giác thật trân trọng.
 còn nữa "sỏi đá rêu phong,sỏi đá chưa quên chân người" là lối nói hình tượng,thế thôi mà,ai đã nghe qua chả dạt dào cảm xúc,đến sỏi đá....mà con người....
cái bài hát,niềm mong nhớ của Thanh Tùng khắc sâu,in đậm,không quên,nhưng có quá nhiều thứ dồn nén lại,trong khói thuốc,trong những ngày chông chênh của người nhạc sĩ,mà nó "viết không nên lời" chẳng vội lãng quên đâu,nhưng nó chỉ tìm được trong kí ức.
 

hư không


Ngày bình yên không xa với Thanh Tung những ám ảnh vật vờ trong khói thuốc,cùng mảng kí ức đi mơ về mộng ,cùng nỗi nhớ -tôi chưa nghĩ hẳn đã là tình yêu,được tác giả lặng lẽ,đòi lại và nhẹ nhàng
"trả lại cho tôi,trả lại cho em,trả về hư không giọt nắng bên thềm". cái gây nên cảm xúc,cái mang lại không khí bâng khuâng khi rơi từng giọt là nắng,được gửi vào hư không. những thứ về em,xin gửi lại, "chỉ là thế thôi".
chẳng có ai lại không tiếc nuối cái đã qua,họ tiếc nuối không phải mong có nó trở lại lần nữa,mà tiếc nuối vì kỉ niệm,nó quen thuộc quá rồi. ừ thì cứ cho là mong lại lần nữa đi,có hề chi "một sớm mai kia chợt thấy hư vô trong đời-người cũng như xa rồi", lí giải trạng thái hư vô-tự tại,không ràng buộc. lời hát kia,nhạc sĩ ấy,ông tiếc nuối nhưng không mong nó đâu,vì tâm trí nặng nề,vì khói thuốc ảm đạm.
 
trời ơi,mới hay và cao thượng chứ,tôi cứ nhớ mãi hình ảnh Thanh Tùng lúc cuối đời,dù ngồi xe lăn nhưng ông vẫn chải chuốt,lịch thiệp,người ta cứ gán vào ông những lời hát cho rằng đó là cách sống,cách nhìn đời,nhìn người.
"khi thấy buồn em cứ đến chơi....chim vẫn hót sau vườn đấy thôi,chỉ có trong tôi,ngày đã sang đêm lâu rồi...bài hát cho em...giờ đã hát cho mọi người"
đấy,em cứ đến,đến mà vương vấn kỉ niệm,để chim hót hoa rơi,để sỏi đá khỏi rêu phong,để giọt nắng đọng lại,có thể thấy ở nơi tôi,cái kỉ niệm cho nhau còn thế cũng là may lắm,bởi với tôi,trong tôi,ngày đã thành đêm,không phải vì em mà vì cái gọi là kỉ niệm. với tôi sao lại vì em được nhỉ, khi ngày đã qua đêm. có ai đồng điệu với Thanh Tùng mà đối lại với ông,tôi thật sự tò mò xem cảm xúc của em lúc này ra sao. ông nhạc sĩ nhẹ nhàng cao thượng quá,khu vườn theo nghĩa đen ấy có bao giờ đóng lại đâu,nó mở là để em,dành cho em chút kỉ niệm thôi......chứ bài hát giờ đã của mọi người còn đâu.
 

nhạc sĩ Thanh Tùng lúc cuối đời

 
điểm nhấn có thể lấy đi nước mắt của người nghe là hai câu lặp cuối bài:
 
" còn lại trong tôi,còn lại trong em,chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm...
còn lại trong tôi,còn lại trong em,chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm..."
 
tôi cứ nghĩ khi nhạc sĩ mở lòng hay lặng lẽ vẽ ra cả khung trời kỉ niệm day dứt đắng cay,để rồi nhận lại chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm. ông ấy đồng điệu với "em",bởi còn lại trong cả tôi và em chỉ là...chỉ là thôi...
trong tình yêu không hẳn cái tiếc nuối đã là mong muốn níu kéo,nhưng nhiều khi nó đơn thuần chỉ là nhớ nhung về quá khứ,còn ai mà chả đau lòng khi bấy nhiêu đấy còn lại "chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm" thôi...
                                                                           -Hà Nội. 17.6.2016, 22:56
                                                                                   Vũ Văn Vụ